Tiêm filler có an toàn không?

Cùng với sự phát triển của các công nghệ làm đẹp hiện đại, tiêm filler đang trở thành một trong những phương pháp thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay.
1- Tiêm filler có hại hay không ?
– Nhiều khách hàng sẽ thắc mắc rằng liệu phương pháp này có an toàn không hay tiêm filler có hại về sau không. Nhìn chung, phần lớn các loại filler đặc biệt là filler có chứa Axit hyaluronic có thể hấp thụ tự nhiên vào cơ thể. Đồng thời, đây cũng là một phương pháp xâm lấn tương đối hạn chế, nên những tác hại từ việc tiêm filler gây ra thường không quá nguy hiểm.
– Mặc dù vậy, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại filler được quảng cáo là có hiệu quả kéo dài rất nhiều năm và đôi khi là vĩnh viễn. Các chuyên gia thẩm mỹ khuyến cáo khách hàng của mình, không nên lựa chọn những loại filler này vì có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ và việc điều trị hậu quả cũng rất phức tạp nặng nề.
– Bên cạnh đó, các cơ sở thẩm mỹ “chui” hiện nay mọc lên như nấm kéo theo việc sử dụng nhiều loại filler giả, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng và đặc biệt là được tiêm vào cơ thể khách hàng thông qua những nhân viên không có tay nghề, không có chứng chỉ thẩm mỹ nào. Việc tiêm filler vì thế có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm không lường trước được.
– Về mặt khách quan, một số người có cơ địa nhạy cảm, dễ phản ứng với những yếu tố từ bên ngoài đưa vào cơ thể hoặc đang có một số bệnh lý trong cơ thể, cũng dễ gặp phải những tác dụng phụ từ chất làm đầy. Vì thế, nếu bạn thuộc những đối tượng dưới đây, tốt nhất bạn không nên sử dụng phương pháp này:
+Da đang bị viêm vì bất kỳ lý do gì như mày đay, phát ban, mụn bọc…
+ Dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong filler.
+ Tiền sử dị ứng với các thuốc kháng sinh, kháng viêm và các loại dược phẩm khác.
+ Những người bị rối loạn đông cầm máu
+ Bệnh nhân có những bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường…
+ Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, người dưới 18 tuổi
+ Cơ đại của da dễ để lại sẹo lồi.
– Bản chất filler thường không phải là yếu tố gây ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân (trừ những người có cơ địa dễ mẫn cảm), mà kỹ thuật tiêm mới là yếu tố thường gặp gây nên biến chứng sau tiêm filler. Nếu kỹ thuật tiêm của người thực hiện không đúng hoặc sai vị trí hoặc lượng filler sử dụng để làm đầy không phù hợp với vùng da điều trị thì cũng có thể gây biến chứng. Và cũng giống như hầu hết các phương pháp điều trị khác thì tiêm filler cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn thường gặp như:
+ Đỏ da
+ Sưng tấy
+ Đau nhức
+ Bầm tím
+ Cảm giác ngứa ngáy
+ Phát ban
– Tác dụng phụ hiếm gặp khi tiêm filler có thể bao gồm các tình trạng như:
+ Nhiễm trùng vùng tiêm, thậm chí là lan sang các khu vực bên cạnh, nặng nhất là nhiễm trùng máu.
+ Rò rỉ filler ở tại vị trí tiêm.
+ Xuất hiện khối u nhỏ, các nốt sần xung quanh vị trí tiêm, có thể cần phải phẫu thuật để cắt bỏ.
+ U hạt, là một loại phản ứng viêm với filler.
+ Sự di chuyển của filler từ vùng này sang vùng khác.
+ Chấn thương, tắc mạch máu mạch máu.
+ Mờ mắt hoặc thập chí là mù mắt do tiêm filler vào các động mặt truyền máu cho mặt làm ngăn chặn lưu lượng máu nuôi mắt.
+ Hoại tử da.
Để đảm bảo an toàn và tránh gặp các biến chứng, bạn nên cân nhắc cũng như tìm hiểu một cách thật cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định. Bên cạnh các phương pháp thẩm mỹ, bạn hãy thực hiện những thay đổi cần thiết trong thói quen ăn uống, sinh hoạt và tập luyện để góp phần làm chậm quá trình lão hóa, giúp làn da duy trì được sự khỏe mạnh, vẻ đẹp trẻ trung, hấp dẫn.