Tổng hợp những món ăn ngày Tết miền Bắc đặc trưng, không thể thiếu

Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc là một nét đẹp ẩm thực hết sức ấn tượng. Bởi vô vàn món ăn đều được chế biến rất công phu từ nguyên liệu, màu sắc, hương vị cho đến cách trình bày. Ngay bây giờ, hãy cùng Havana tìm hiểu những món ăn đặc sắc trong ngày Tết miền Bắc nhé!
1- Thịt đông
Thịt lợn nấu đông là một món ăn đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc, chỉ có vào vụ đông xuân Bắc Bộ. Người nấu sẽ dùng thịt lợn hoặc thịt gà nấu nhừ với bì lợn và mộc nhĩ. Sau đó, để nguội rồi cho vào ngăn đông tủ lạnh bảo quản đến khi thành tảng. Món ăn này có thể cất giữ từ 7 – 10 ngày.
Trong không khí ấm cúng ngày đầu năm, bạn được thưởng thức ngay món thịt đông mát lạnh, cay nồng từ hạt tiêu, ăn kèm với chén cơm nóng và ngồi tâm tình cùng người thân thì thực sự rất ý nghĩa.

2- Bánh chưng
Bánh chưng là một món ăn mang trong mình quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt từ bao đời. Với hình dáng vuông vức cùng màu xanh lá cây, bánh chưng có ý nghĩa cảm tạ trời đất che chở và bảo vệ dân ta, đồng thời ngụ ý sự sung túc, đủ đầy trong năm mới.
Theo đó, bánh chưng là sự kết hợp giữa nếp thơm, đậu xanh ngọt bùi với nhân thịt mỡ béo ngậy và tiêu cay nhẹ, được gói trong lá dong rồi mang đi hấp chín. Khi ăn, dùng kèm với dưa hành, củ kiệu ngâm chua ngọt bảo đảm ăn nghiền không dứt.
3- Xôi gấc
Để đa dạng món xôi hàng ngày, người Việt đã “biến tấu” kết hợp nếp với nhiều nguyên liệu khác nhau như xôi dừa, xôi đậu đen, xôi đậu xanh, xôi lạc, xôi vừng… Đặc biệt, xôi gấc là một trong những món ăn ngày Tết miền Bắc quan trọng, thường xuất hiện trong mọi cỗ cúng Tết.
Theo quan niệm của dân tộc ta, màu đỏ là màu của sự may mắn và hạnh phúc. Đồng thời, màu đỏ của quả gấc là màu đỏ tự nhiên nên họ đã kết hợp chúng với nhau nhằm thể hiện sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên tươi đẹp. Bên cạnh đó, trong ngày đầu năm mới, mâm cỗ ngày Tết miền Bắc không thể vắng bóng món xôi gấc thơm lừng với mong cầu phước lành và viên mãn cho mọi sự trong năm.
4- Canh măng lưỡi lợn (hay canh măng móng giò)
Từ xưa, người Việt đã chuộng các món ăn dân giã từ thiên nhiên, cây cỏ nên việc ăn canh măng trong năm mới thể hiện sự tôn trọng và gìn giữ phong tục người xưa. Theo đó, canh măng là một món ăn ngày Tết miền Bắc đặc trưng và tùy vào sở thích của mỗi gia đình, có thể nấu canh măng với lưỡi lợn hoặc móng giò. Hương vị béo ngậy của thịt lợn hòa quyện cùng măng khô dai giòn đem lại cảm giác ngon miệng khó cưỡng.
5- Gà trống thiến luộc
Bên cạnh những món ăn cầu kỳ, mỗi dịp lễ cúng của người Việt Nam đều phải có một con gà luộc vàng ươm. Ở miền Bắc, người ta thường chọn gà trống thiến để dâng tạ. Bởi gà trống thiến có kích thước lớn hơn gà thông thường 3 – 4 lần, đồng thời thịt cũng chắc và ngọt hơn. Hơn nữa, việc khởi đầu năm mới bằng một con gà trống thịt vàng óng ánh còn ngụ ý một năm may mắn, cầu được ước thấy.

6- Canh miến nấu măng
Canh miến nấu măng là một trong những món ăn ngày Tết miền Bắc vô cùng thân thuộc. Vị nước dùng ngọt thanh từ nước hầm xương thịt, kết hợp với độ giòn dai của miến và măng tươi sẽ quyến rũ bạn ngay lần đầu tiên. Bên cạnh đó, người miền Bắc quan niệm rằng một bữa ăn có món canh miến nấu măng thì bữa ăn đó mới đủ đầy vị, tượng trưng cho sự trọn vẹn và hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình.
7- Canh bóng thập cẩm
Mùa lạnh miền Bắc rất khắc nghiệt nên da dẻ thường xuyên khô căng và nứt nẻ. Vì lẽ đó, họ mới chế biến da lợn – một loại thực phẩm bổ sung collagen tự nhiên cho da để da mịn màng, căng bóng hơn thành một món canh bổ dưỡng. Canh bóng thập cẩm có hương vị ngọt thanh đậm đà nhờ nước hầm gà 2 lần liên tiếp kết hợp cùng 12 nguyên liệu căn bản như giò sống, cải xanh, cà rốt, nấm, su hào, trứng gà, gừng, hành tây…
Khi ăn, các nguyên liệu được chưng mềm nên cảm giác như tan trong miệng, còn bóng bì ngọt lịm do thấm nước dùng.
8- Rau nộm
Bên cạnh dưa món, dưa già ăn kèm, người miền Bắc cũng khá yêu thích món rau nộm. Đây là món khai vị góp thêm phần đặc sắc cho mâm cỗ ngày Tết miền Bắc cũng như giải ngán cho những bữa ăn nhiều thịt và bánh chưng.
Món rau nộm là món trộn rau củ chua ngọt, dễ làm và cực kỳ bắt miệng. Một vài món nộm phổ biến như nộm bò khô, nộm chân gà rút xương, nộm hoa chuối, nộm sứa, nộm tôm su hào…

6- Canh miến nấu măng
Canh miến nấu măng là một trong những món ăn ngày Tết miền Bắc vô cùng thân thuộc. Vị nước dùng ngọt thanh từ nước hầm xương thịt, kết hợp với độ giòn dai của miến và măng tươi sẽ quyến rũ bạn ngay lần đầu tiên. Bên cạnh đó, người miền Bắc quan niệm rằng một bữa ăn có món canh miến nấu măng thì bữa ăn đó mới đủ đầy vị, tượng trưng cho sự trọn vẹn và hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình.
7- Canh bóng thập cẩm
Mùa lạnh miền Bắc rất khắc nghiệt nên da dẻ thường xuyên khô căng và nứt nẻ. Vì lẽ đó, họ mới chế biến da lợn – một loại thực phẩm bổ sung collagen tự nhiên cho da để da mịn màng, căng bóng hơn thành một món canh bổ dưỡng. Canh bóng thập cẩm có hương vị ngọt thanh đậm đà nhờ nước hầm gà 2 lần liên tiếp kết hợp cùng 12 nguyên liệu căn bản như giò sống, cải xanh, cà rốt, nấm, su hào, trứng gà, gừng, hành tây…
Khi ăn, các nguyên liệu được chưng mềm nên cảm giác như tan trong miệng, còn bóng bì ngọt lịm do thấm nước dùng.
8- Rau nộm
Bên cạnh dưa món, dưa già ăn kèm, người miền Bắc cũng khá yêu thích món rau nộm. Đây là món khai vị góp thêm phần đặc sắc cho mâm cỗ ngày Tết miền Bắc cũng như giải ngán cho những bữa ăn nhiều thịt và bánh chưng.
Món rau nộm là món trộn rau củ chua ngọt, dễ làm và cực kỳ bắt miệng. Một vài món nộm phổ biến như nộm bò khô, nộm chân gà rút xương, nộm hoa chuối, nộm sứa, nộm tôm su hào…

9- Chè kho đỗ xanh
Chè kho trở thành một món ăn thân thiết với những người con đất Hà Nội nghìn năm văn hiến. Món ăn này luôn xuất hiện trên bàn cỗ cúng Giao thừa và trong bàn ăn mời khách đến chơi Tết ở miền Bắc. Theo quan niệm người xưa, ăn một bát chè kho vào ngày đầu năm thì cả năm đều sung túc, may mắn.
Chè kho làm từ bột đậu xanh khô, ngâm nước qua một đêm (khoảng 12 tiếng) rồi đãi sạch, phơi cho thật khô. Tiếp theo lại đem đi rang với lửa vừa và xay thành bột mịn. Sau đó, nấu cùng nước đường cho tới khi bột đậu hòa đều và bông tơi. Có thể thấy, tuy món ăn có vẻ đơn giản nhưng công đoạn chế biến lại thực sự kỳ công.
10- Nem rán
Trong những món ăn nổi bật ngày Tết miền Bắc, nem rán (hay chả giò, chả ram) là món ăn không thể vắng bóng. Bởi trong mỗi dịp lễ tết, hình ảnh những người phụ nữ trong gia đình quây quần cuốn nem rán gợi lên ước muốn hòa thuận yêu thương trong năm mới. Theo đó, món ăn này vô cùng bắt miệng, nhờ tạo cảm giác thích thú khi cắn nhẹ vào lớp vỏ bánh tráng chiên giòn rụm, hòa quyện với vị nhân thịt và nấm mèo mặn ngọt đặc trưng.

11- Giò lụa
Giò lụa là một món ăn ngày Tết đơn giản, dễ ăn có thể dùng kèm cùng dưa muối hay kim chi cho dậy vị. Tương tự món thịt heo nấu đông, món giò lụa cũng mang ý nghĩa cầu chúc một năm giàu có và đầy đủ. Để có một cây giò lụa thơm ngon, bạn phải chọn miếng nạc thăn heo chắc thịt. Sau đó, làm sạch, xay nhuyễn và tẩm ướp cho vừa miệng. Tiếp theo là nén chặt thành hình cây, gói trong lá chuối rồi nấu chín.
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về những món ăn đặc sắc trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc.Theo đó, để tận hưởng không gian Tết ấm cúng, xinh đẹp, trọn vẹn bên gia đình mà không lo ‘xấu xí ’ vào dịp Tết, hãy đến ngay Havana ” tút tát” lại nhan sắc ngay nhé!Chúc mừng năm mới!